Sunday, October 1, 2023
Chuyên Trang Chia Sẻ Kiến Thức Về Thời Trang


TẾT ĐOAN NGỌ THƯỜNG CÚNG NHỮNG GÌ ?

Contents1 TẾT ĐOAN NGỌ BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU CÓ Ý NGHĨA GÌ ? 1.1 Tết Đoan Ngọ xuất phát từ điển…

By admin_vio , in Kinh Nghiệm Hay , at Tháng Sáu 14, 2021

TẾT ĐOAN NGỌ BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU CÓ Ý NGHĨA GÌ ? 

Hằng năm, cứ đến mùng 5 tháng 5 (âm lịch) người Việt lại tổ chức Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn “dương” là mặt trời, là khí dương. Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc, ở nhiều nước châu Á cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì vậy Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ Tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Tết Đoan Ngọ xuất phát từ điển tích trong dân gian.

Điển tích này có nhiều dị bản khác nhau. ” Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến dày đặc, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này. Bỗng nhiên, có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng. Mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng” .

Để tưởng nhớ sự việc trên, dân chúng đặt cho ngày này là ngày ‘Tết diệt sâu bọ’, có người gọi là ‘Tết Đoan Ngọ’. Vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

tet-doan-ngo-1

Xem thêm : Bí quyết mặc áo dài Việt Nam đẹp thu hút mọi ánh nhìn

TẾT ĐOAN NGỌ THƯỜNG CÚNG NHỮNG GÌ ?

Mâm cỗ cúng gồm:

– Hương, hoa, vàng mã

– Nước, rượu nếp

– Các loại hoa quả

– Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp

– Xôi, chè

tet-doan-ngo-cung-gi-01

Xem thêm: Dress code là gì? Ăn diện ngay 8+ kiểu dress code tự tin cuốn hút nhất

Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. 

Ở miền Bắc thường mâm cúng sẽ có: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, bánh tro, cơm rượu nếp, trái cây (vải, mận, đào…)

Ở miền Trung và miền Nam thì cơm rượu nếp được viên thành những viên tròn hoặc vuông. Đặc biệt, miền Trung sẽ không thể thiếu thịt vịt, miền Nam thì không thể thiếu vịt quay, thịt heo quay.

Tùy theo quan niệm của từng vùng, gia chủ có thể lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

 

Rate this post