Tại sao Nga và ukraine xung đột
ContentsNhững lý do tại sao Nga và ukraine xung đột?Nhìn lại quá trình hướng đông của NATO – Tổ chức…
Gần đây cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang tăng nhiệt và ảnh hưởng nhiều đến kinh tế thế giới khi giá xăng dầu tăng mạnh còn cổ phiếu chứng khoán tụt dốc. Vào ngày 24 tháng 2 vừa qua Tổng thống Nga Putin ra lệnh mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, tuy nhiên thật ra cuộc xung đột bắt nguồn từ những căng thẳng đã âm ỉ từ suốt nhiều năm. Cùng đi tìm hiểu chi tiết tại sao Nga và Ukraine xung đột trong bài viết dưới đây.
Những lý do tại sao Nga và ukraine xung đột?
Tại sao Nga và ukraine xung đột? Dưới đây là một số góc nhìn mà bạn có thể tham khảo.
Nhìn lại quá trình hướng đông của NATO – Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các nước ở Đông Âu gia nhập NATO – Tổ Chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ngày càng nhiều, điều này đã thúc đẩy liên minh NATO mở rộng dần về phía đông. Vào năm 2004 bất chấp sự phản đối của Nga ba nước Estonia, Latvia và Litva là ba nước cộng hòa vùng Baltic từng thuộc Liên Xô đã tham gia NATO.
Ukraine cũng là một quốc gia từng thuộc Liên Xô và đến năm 2008 thì tổ chức quân sự NATO đã bày tỏ ý định trao tư cách thành viên cho Ukraine vào một ngày nào đó ở tương lai và Nga thì không thích điều đó. Nga xem đây là một hành động đe dọa an ninh quốc gia của mình, một hành động vượt lằn ranh đỏ.
Vào cuối năm 2021 Nga công bố 8 đề xuất an ninh với phương Tây. Trong số tám đề xuất an ninh có yêu cầu NATO rút toàn bộ binh sĩ và vũ khí khỏi những nước gia nhập sau năm 1997. Những nước đó bao gồm Latvia, Ba Lan, Estonia, Litva và các nước vùng Balkan. Ngoài Nga ra thì Moskva cũng muốn NATO không kết nạp Ukraine vào khối, ngừng mở rộng về phía đông và không diễn tập quân sự tại Đông Âu, Trung Á, Ukraine và các nước vùng Kavkaz khi chưa có sự đồng thuận từ Nga.
Trước đề xuất an ninh được xem là đề xuất cốt lõi của Nga thì Mỹ và các nước phương Tây, các nước đồng minh thuộc tổ chức NATO vẫn thẳng thừng từ chối. Trong tám đề xuất của Nga với phương Tây họ chỉ đồng ý thảo luận một số vấn đề như kiểm soát tên lửa tại châu Âu. Còn NATO thực hiện chính sách mở cửa bất cứ quốc gia châu Âu nào sẵn sàng thực hiện những cam kết và nghĩa vụ thành viên đều được tổ chức này hoan nghênh gia nhập.
Hành động sáp nhập bán đảo Crimea Của Nga
Làn sóng bạo lực lật đổ tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych vào đầu năm 2014 là do các cuộc biểu tình quy mô lớn tại thủ đô Kiev của Ukraine. Khi mà ông từ chối ký một thỏa thuận chính trị và thương mại lịch sử với EU.
Khi Yanukovych sụp đổ Nga triển khai lực lượng tổ chức trưng cầu dân ý tới Crimea và sáp nhập bán đảo vào lãnh thổ, đồng thời Nga đã hậu thuẫn phong trào ly khai ở miền đông Ukraine. Từ hành động này Nga đã giúp lực lượng này giành quyền kiểm soát một phần vùng Donbass dọc biên giới phía đông nam giữa Nga và Ukraine.
Các cuộc đụng độ dữ dội giữa phe ly khai và quân đội chính phủ Ukraine diễn ra sau đó. Bất chấp thỏa thuận hòa bình Minsk hồi năm 2015 căng thẳng trên tiền tuyến giữa hai bên vẫn không hạ nhiệt mà ngày càng căng thẳng hơn.
Lý do tại sao Nga lại phản đối mạnh khi Ukraine gia nhập NATO
Trong số các quốc gia trong không gian hậu Xô-viết Ukraine là quốc gia lớn nhất chỉ đứng sau Nga. Sau khi Liên bang Xô-viết tan rã đã có nhiều nước như ba nước Cộng hòa Baltic, Gruzia và gần đây là Ukraine muốn đoạn tuyệt với Nga.
Bởi vì Nga phản đối quyết liệt nên việc Mỹ và phương Tây tìm cách đưa Gruzia sau đó là Ukraine gia nhập NATO chưa thực hiện. Việc Nga đã sáp nhập Crimea vào Nga là nơi có quân cảng chiến lược Sevastopol, Ukraine ủng hộ các lực lượng thân Nga thành lập hai nước cộng hòa ly khai ở khu vực đông dân nói tiếng Nga thuộc phía Đông Ukraine là Donetsk và Lugansk.
Ukraine, Mỹ và phương Tây cho rằng sức mạnh của Nga đã suy giảm tương đối đây chính là điều kiện thuận lợi để mở đường cho việc Ukraine gia nhập NATO. Khi Ukraine gia nhập NATO có tác dụng giúp thúc đẩy “cách mạng màu” xảy ra bên trong chính nước Nga. Có thể nói khi Ukraine gia nhập NATO và EU sẽ tạo ra làn sóng ly khai mới sẽ ảnh hưởng đến vị thế, các lợi ích an ninh và kinh tế của Nga.
Lời kết
Những hành động của Nga, của Ukraine và cả NATO đã kiến cho xung đột giữa hai quốc gia ngày ngày càng gia tăng. Cuộc chiến giữa họ đã gây ảnh hưởng đến tình hình thế giới trong đó có Việt Nam nên https://www.topmot.vn/ cung cấp cho bạn các thông tin tại sao Nga và Ukraine xung đột.